
DUỖI THẲNG CHÂN BỊ ĐAU SAU ĐẦU GỐI DO ĐÂU, KHẮC PHỤC THẾ NÀO?
Đau phía sau đầu gối khi duỗi thẳng chân có thể thoáng qua nhưng cũng có trường hợp đau kéo dài và trở nên nghiêm trọng. Hiểu rõ tác nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp bạn có hướng xử trí phù hợp, tránh cơn đau dai dẳng ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày.
Đầu gối có cấu tạo gồm xương đùi, xương chày, xương bánh chè, lớp sụn bao bọc đầu xương, hệ thống gân, cơ và dây chằng, đảm nhiệm vai trò quan trọng trong chuyển động của chân và giữ thăng bằng cho cơ thể. Vì thế bạn không nên chủ quan khi khớp gối xuất hiện dấu hiệu bất thường nào.
Vì sao bị đau sau đầu gối khi duỗi thẳng chân?
Nếu cảm giác đau phía sau đầu gối xuất hiện sau khi vận động, chơi thể thao thì có thể do:
– Chuột rút: Là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, kéo dài từ vài giây đến vài phút, thường xuất hiện ở bắp chân, bàn chân hoặc nhóm cơ đùi gần mặt sau đầu gối.
– Căng cơ đùi sau: Cơ đùi sau giúp kết nối xương cẳng chân với xương đầu gối, nên nếu bị kéo giãn quá mức sẽ dẫn đến duỗi thẳng chân bị đau sau đầu gối.
– Chạy bộ sai kỹ thuật: Nếu bạn chạy bộ sai tư thế, xoay chân quá nhiều… có thể khiến gân bị co kéo, cơ bắp và dây chằng bị căng gây đau đầu gối.
Nhưng đầu gối là khu vực chịu nhiều áp lực từ những hoạt động hàng ngày, nên đau sau đầu gối cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cơ xương khớp.
– Viêm khớp gối: Xảy ra do phần xương sụn trơn bị mòn, khiến các xương cọ xát vào nhau nhiều gây đau nhức và khó khăn khi co duỗi, đi lại.
– Viêm gân bánh chè: Bệnh đặc trưng bởi cảm giác đau liên tục ở vị trí trước gối và nặng hơn khi vận động, gấp duỗi chân.
– Tràn dịch khớp gối: Là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối, thường gặp sau chấn thương làm khớp bị sưng nề, giảm chức năng vận động.
– Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Đi cùng với cơn đau, viêm bao hoạt dịch khớp gối còn gây cứng khớp, khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi duỗi thẳng chân, đứng lên, ngồi xuống.
Bị đau phía sau đầu gối, người bệnh nên làm gì?
Khi cơn đau đầu gối xuất hiện, người bệnh nên dừng các hoạt động, nghỉ ngơi để tránh gây áp lực lên khớp gối. Sau đó có thể xoa dịu cơn đau bằng cách:
– Chườm lạnh: Giúp giảm đau, sưng viêm với các trường hợp đau khớp gối do chấn thương, căng cơ.
– Đeo băng gối: Cách này vừa hỗ trợ giảm đau, vừa cố định khớp gối tránh bị sai lệch nhiều.
– Thực hiện một số bài tập kéo giãn cơ bắp chuối, cơ đùi sau… có thể giảm đau mặt sau đầu gối, khôi phục khả năng vận động của nhóm cơ này.
Người bệnh cũng nên dùng nạng hoặc gậy khi đi lại để giảm trọng lượng của cơ thể tác động lên đầu gối, nhờ đó tổn thương nhanh hồi phục hơn.
Duỗi thẳng chân bị đau sau đầu gối khi nào đi thăm khám?
Nếu cơn đau giảm dần sau khi chăm sóc tại nhà thì người bệnh có thể theo dõi thêm. Trong thời gian này không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu lạm dụng có thể gây hại xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng gan, thận.
Nếu cơn đau kèm triệu chứng tê, yếu chân hoặc kéo dài hơn 2 tuần, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, vì có thể đau xuất phát từ nguyên nhân nghiêm trọng hơn.
Để ngăn ngừa đau sau khớp gối tái phát, bác sĩ khuyên người bệnh nên:
– Sử dụng giày thể thao vừa vặn, êm ái và tránh chạy trên đường cứng, gồ ghề.
– Khởi động nhẹ nhàng trước khi tập.
– Dùng lực vừa phải khi vận động, không chuyển hướng hoặc dùng lực mạnh đột ngột.
Hơn hết, khi khớp gối đau nhức, nên theo dõi và đi thăm khám nếu không thuyên giảm. Chủ động chăm sóc khớp gối từ sớm, giúp tránh đau trở nặng, khiến điều trị phức tạp, mất thời gian và tiền bạc.
#Atri_plus-Inj.
Tham khảo: suckhoedoisong.vn