CỤC MÁU ĐÔNG TRONG NÃO VÌ ĐÂU MÀ CÓ
Cục máu đông hình thành trên não hoặc “chạy” lên não có thể đưa đến đột quỵ – một biến cố về sức khỏe gây tàn phế và tử vong cao. Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?
80% trường hợp đột quỵ gây nên bởi cục máu đông
Trong cơ thể, máu phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm gần như đối lập, một là chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, hai là nhanh chóng đông lại để ngăn chặn mất máu khi bị thương. Để làm được điều này, cơ chế đông máu rất quan trọng.
Tuy nhiên, nếu máu đông không đúng lúc và gây ra sự hình thành huyết khối (cục máu đông) trong lòng mạch, chúng có thể di chuyển và cản trở dòng chảy của máu đến các cơ quan quan trọng, trong đó có tim và não. Đây chính là “thủ phạm” hàng đầu gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác.
Đặc biệt, cục máu đông gây ra 80% các trường hợp đột quỵ não với 2 dạng chính. Đó là đột quỵ do huyết khối khi cục máu đông hình thành trực tiếp tại não, những động mạch này có thể tích tụ chất béo, mảng bám lâu ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau (điển hình là mỡ máu cao) dẫn đến lòng mạch máu hẹp dần hoặc nứt vỡ các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm hạn chế hoặc mất hoàn toàn sự lưu thông dòng máu.
Và đột quỵ tắc mạch, do sự tồn tại của các cục máu đông hình thành các bộ phận khác trong cơ thể, thường là tim và di chuyển đến não. Biểu hiện thường gặp là nhịp bất thường ở hai buồng phía trên của tim (rung nhĩ), có thể làm hình thành cục máu đông.
Cục máu đông thường chạy lên não mà không đến các vị trí khác là bởi vì 2 động mạch cảnh ở hai bên cổ chúng ta có áp lực dòng máu chảy lên rất mạnh để cung cấp máu cho não – mặc dù trọng lượng của cơ quan này nhỏ nhưng nhu cầu máu lại rất cao. Khi lên não, thông thường cục máu đông sẽ làm tắc những mạch máu lớn, gây ra tình trạng nhồi máu não với vùng thiếu máu và chết não rất rộng.
Cục máu đông thường xuất hiện ở những vị trí nào?
Cục máu đông có thể hình thành vào bất kể thời điểm nào và ở bất kì vị trí nào trong cơ thể, từ tim, não, phổi đến chân, cánh tay. Các triệu chứng cảnh báo cục máu đông có thể thay đổi, tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của nó trong cơ thể.
Trong đó, nếu cục máu đông xuất hiện ở não hoặc “chạy” lên não sẽ gây ra tình trạng mạch máu não bị bít tắc bởi cục huyết khối làm cho vùng não được nuôi dưỡng bởi động mạch đó bị thiếu máu, dẫn tới hoại tử, chết. Khi đó, máu không đến được não sẽ gây ra lú lẫn, mất thị lực hoặc lời nói. Ngoài ra, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, méo miệng, yếu liệt một bên tay/ chân, nói khó, nói ngọng…
Lúc này, điều tiên quyết là gọi cấp cứu để nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế có thể xử lý đột quỵ nhanh nhất. Không chần chừ đợi triệu chứng qua đi hoặc chích lễ, nặn chanh. Không cho người bệnh ăn uống, kể cả thuốc để tránh hít sặc, nguy hiểm tính mạng trước khi đến được bệnh viện.
Làm sao ngăn cục máu đông chạy lên não gây đột quỵ?
Cục máu đông có thể xuất hiện trên tất cả mọi người. Nhưng trong đó một số nhóm người sẽ có nguy cơ cao hình thành cục máu đông hơn cả. Chẳng hạn như người bị tăng huyết áp; đái tháo đường; lớn tuổi (>65 tuổi), nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam giới; tiền sử nhồi máu não; cơn thiếu máu não thoáng qua; mắc các bệnh lý về mạch máu.
Mặt khác, những người sở hữu yếu tố gây rung nhĩ như căng thẳng, lo lắng, thiếu ngủ; rối loạn điện giải; hút thuốc lá; bia rượu; tiền sử đái tháo đường; tiền sử gia đình; COPD; béo phì; một số bệnh lý về tim (thiếu máu cơ tim, bệnh lý về van tim) cũng có nguy cơ cao hình thành cục máu đông và dễ dàng di chuyển lên não.
Hiện nay, không có phương pháp nào ngăn ngừa hoàn toàn sự hình thành cục máu đông, tuy nhiên, có rất nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ, một trong số đó là sử dụng thuốc. Nếu đã bị huyết khối một lần, bạn cần sử dụng một số loại thuốc để phòng ngừa huyết khối và giải quyết các yếu tố nguy cơ đột quỵ trong tương lai.
Các loại thuốc đó bao gồm thuốc chống đông máu (chẳng bạn như warfarin, sin throne, dabigatran, apixaban, rivaroxaban) hoặc các thuốc kháng tiểu cầu (chẳng hạn aspirin liều thấp hoặc clopidogrel) giúp làm loãng máu và làm giảm nguy cơ đông máu; thuốc hạ huyết áp; statin làm giảm nồng độ cholesterol trong máu… Tuy nhiên các loại thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng để phòng ngừa cục máu đông và đột quỵ. Bạn cần duy trì các thói quen có lợi như không hút thuốc lá, ăn nhạt, ăn ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa), ăn nhiều rau củ quả tươi, tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần (đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục nhịp điệu dưới nước)… và sử dụng các sản phẩm đã được chứng minh về công dụng trong việc phòng và hỗ trợ hình thành cục máu đông.
DONGTAN – AN TÂM CUNG HOÀN với sự kết hợp Ngưu hoàn, Xạ hương, Nhân sâm cùng hơn 20 loại dược liệu quý đã được chứng minh về công dụng.
Công dụng:
– Giúp hoạt huyết, lưu thông bồi bổ khí huyết, tăng cường tuần hooàn não, hỗ trợ điều trị thiếu mãu não. Hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não
– Trấn an tâm thần, trừ đờm. Hỗ trợ điều trị các di chứng như liệt toàn thân, bán thân bất toại, ngọng, hôn mê, tâm thần, tê liệt mặt, méo mồm, không nói được, phát ngôn không rõ lời.
– Phòng và hỗ trợ điều trị huyết áp cao, tim đập nhanh, tinh thần bồn chồn bất an, đau co giật và mãn tính, rối loạn thần kinh thực vật, bất tỉnh nhân sự.
Đối tượng sử dụng:
– Ngưười bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, thiếu máu não để dự phòng tai biến mạch máu não.
– Người mất ngủ do thiếu tuần hoàn não hoặc lo âu, rối loạn thần kinh thực vật.
– Những người bị tai biến đang trong giai đoạn phục hồi di chứng sau tai biến, những người ốm bị lệt lâu ngày.
Phân phối bởi:
Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đồng Tân
Số 29 đường ĐHT 30, KP4, phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM
Điện thoại: 028.38.918.911/ 0934.130.190
Nguồn báo: wellcare.vn